Tổ hợp xét tuyển :Toán-Lý-Hoá(A00), Văn -Sử- Địa(C00),Văn-Sử-Giáo dục công dân(C19), Văn-Toán-Anh(D01)
1. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo cử nhân Luật đạt chuẩn nghề nghiệp theo khung trình độ quốc gia bậc Đại học, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tâm lý có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; trang bị sâu rộng các kiến thức lý luận và thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện hành và pháp luật quốc tế; bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có thể giải quyết được các vấn đề pháp lý trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, có khả năng thích ứng tốt với môi trường hành nghề luật năng động, nhiều áp lực.
2. Điểm mạnh chương trình:
Chương trình cử nhân ngành Luật được thiết kế đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo khung trình độ quốc gia bậc Đại học, có những kiến thức, kỹ năng thực tiễn hiện đại phù hợp với bối cảnh mới của đất nước và quốc tế.
3. Nội dung chương trình:
- Chương trình cử nhân ngành Luật gồm: 135 tín chỉ (Chưa kể các môn điều kiện GDTC và GDQP - AN), bao gồm:
+ Khối kiến thức giáo dục đại cương: 24 tín chỉ (Lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Khởi nghiệp, …)
+ Kiến thức khối ngành và cơ sở ngành: 32 tín chỉ (Luật Hiến pháp, Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, Lý luận nhà nước và pháp luật, Công pháp quốc tế, Xã hội học pháp luật, Tư pháp quốc tế,…)
+ Kiến thức ngành, chuyên ngành: 41 tín chỉ (Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; Pháp luật cạnh tranh; Pháp luật về thương mại hàng hoá và dịch vụ; Pháp luật an sinh xã hội,…)
+ Kiến thức bổ trợ: 32 tín chỉ (Kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính, Kỹ năng tư vấn pháp luật, Kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, Kỹ năng tư vấn pháp luật, Kỹ năng tranh tụng, Nghiệp vụ thư ký tòa án,...)
+ Khóa luận tốt nghiệp, học phần thay thế: 6 tín chỉ (Luật Đầu tư, Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Pháp luật sở hữu trí tuệ,…)
- Kỹ năng tích lũy: Sau khi học xong chương trình cử nhân ngành Luật người học:
+ Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình – thuyết phục, truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; có kỹ năng lập luận, tranh luận, phản biện, phê phán.
+ Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác; phát hiện và giải quyết các vấn đề phức tạp.
+ Có kỹ năng tìm kiếm, tra cứu, vận dụng các quy định pháp luật và kiến thức khoa học pháp lý để giải quyết các tình huống, vụ việc pháp lý phức tạp trong những bối cảnh khác nhau.
+ Có kỹ năng thực hành nghề Luật như kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp dân sự, thương mại, tư vấn pháp luật, đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản hành chính, tư pháp.
+ Có khả năng đánh giá tình hình, thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay ở Việt Nam và có thể so sánh, đối chiếu với một số nước trong khu vực và thế giới.
+ Có kỹ năng xác định được những vấn đề cần nghiên cứu trong lĩnh vực Luật học, viết báo cáo nghiên cứu tổng quan, xây dựng giả thiết khoa học, thu thập dữ liệu, phân tích và giải thích kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận.
4. Phẩm chất và kỹ năng cần có của người học: Trách nhiệm, trung thực, hợp tác, sáng tạo, nhân văn
5. Cơ hội việc làm:
- Làm việc tại Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;
- Làm Luật sư tư vấn hoặc tranh tụng;
- Làm quản lý hoặc cố vấn pháp lý trong các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty, tổ chức trong nước, quốc tế;
- Làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương và địa phương như các Bộ, cơ quan ngang bộ, sở, cơ quan thanh tra Nhà nước các cấp…;
- Làm việc ở Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trực thuộc, các cơ quan Đảng, lực lượng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (như các đơn vi thanh tra, pháp chế, tổ chức nhân sự…);
- Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật tại các Trường, Viện, Trung tâm nghiên cứu pháp luật.
- Tự hành nghề: Luật sư; Thành lập công ty luật hoặc văn phòng luật sư; Công chứng viên,…
6. Bằng cấp nhận được:
• Cử nhân Luật
7. Cơ hội học tiếp trình độ cao hơn:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tiếp tục học các chương trình đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn như trình độ thạc sĩ, tiến sĩ Luật học, hoặc học nâng cao trình độ ở các chuyên ngành gần như thạc sĩ, tiến sĩ Quản lý nhà nước, Quản lý kinh tế, Chính trị học,…
8. Đối tác chiến lược:
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định, Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật – Đại học Huế,…
9. Một số hình ảnh
TƯ VẤN TUYỂN SINH:
PGS.TS. Đoàn Thế Hùng, doanthehung@qnu.edu.vn, 0839276969;
TS. Hồ Thị Minh Phương, hothiminhphuong@qnu.edu.vn, 0914746090
TS. Bùi Thị Long, buithilong@qnu.edu.vn, 0965598468
ThS. Nguyễn Trung Kiên, nguyentrungkien@qnu.edu.vn, 0983428579
Ths. Lê Đức Hiền, leduchien@qnu.edu.vn, 0977965947