NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã ngành: 7140114
Tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
Chỉ tiêu xét tuyển dự kiến: 45
Phương thức xét tuyển: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT; Xét học bạ; Xét tuyển thẳng
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị những kiến thức về quản lý và khoa học Quản lý giáo dục. Biết vận dụng kiến thức vào hoạt động quản lý giáo dục ở các cấp quản lý và cơ sở giáo dục; Có khả năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục; Có kỹ năng tư vấn về lĩnh vực Quản lý giáo dục và phát triển giáo dục cộng đồng; Có kỹ năng nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của khoa học quản lý nảy sinh trong quá trình quản lý giáo dục.
2. ĐIỂM MẠNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình đào tạo xây dựng trên cơ sở khung chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thường xuyên cập nhật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
- Là ngành tuyển sinh truyền thống của Khoa Khoa học xã hội và Nhân Văn từ nhiều năm qua.
- Đội ngũ giảng viên có bề dày trong công tác giảng dạy các học phần Giáo dục học cho sinh viên ngành sư phạm và các chuyên đề về quản lý và phát triển giáo dục
- Môi trường học tập năng động, hiện đại, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu học tập của người học.
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình được cấu trúc với khối lượng 135 tín chỉ (không tính các học phần giáo dục thể chất và quốc phòng), phân bố như sau:
- Kiến thức cơ sở ngành: Đại cương về khoa học quản lý; Lý luận dạy học; Lý luận giáo dục; Điều khiển học và lý thuyết hệ thống; Phương pháp nghiên cứu khoa học; ...
- Kiến thức chuyên ngành: Khoa học quản lý giáo dục; Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường; Phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục; Quản lý tài chính trong giáo dục; Quản lý cơ sở vật chất - phương tiện giáo dục;
4. PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ
- Có phẩm chất cơ bản của người cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Yêu nghề và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp; Có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo dục.
- Có tinh thần học tập, không ngừng nâng cao trình độ khoa học và nghiệp vụ quản lý giáo dục.
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quản lý giáo dục trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực quản lý giáo dục; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành quản lý giáo dục; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
5. CƠ HỘI VIỆC LÀM
- Chuyên viên quản lý hành chính về giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục.
- Chuyên viên làm công tác (văn phòng, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Quản lý công tác học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng Đào tạo, phòng Đảm bảo chất lượng, phòng Thanh tra giáo dục, phòng Tổ chức cán bộ...) ở các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học).
- Chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục: Trường học, Trung tâm giáo dục thường xuyên; Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị -xã hội, đoàn thể và các tổ chức dịch vụ giáo dục...
- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về Quản lý giáo dục (các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường cao đẳng, đại học...).
- Giảng viên chuyên ngành Quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (các học viện Quản lý giáo dục, trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, các khoa Quản lý giáo dục trong trường cao đẳng, đại học).
6. BẰNG CẤP NHẬN ĐƯỢC
- Bằng Cử nhân Quản lý giáo dục
7. CƠ HỘI HỌC TIẾP TRÌNH ĐỘ CAO HƠN
- Sinh viên có thế tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục tại Trường Đại học Quy Nhơn.
8. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
- Phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo các tỉnh khu vực Nam trung bộ và Tây Nguyên.
- Các trường học từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục.
9. CẢM NHẬN CỦA CỰU SINH VIÊN
• Cựu sinh viên: Trần Thị Lệ Trinh, lớp Quản lý giáo dục K37
• Nơi công tác: Phòng Đảm bảo chất lượng, ĐH Quốc Tế Hồng Bàng, HCM
• Email: trinhttl@hiu.vn
10.TƯ VẤN CHI TIẾT, LIÊN HỆ
Họ tên: TS. Nguyễn Lê Hà
Email:nguyenleha@qnu.edu.vn
Tel:0973.177.789
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Sinh viên ngành Quản lý giáo dục thực tế tại Trường Đại học Đà Lạt
Sinh viên ngành Quản lý giáo dục thực tập tại Trường Mầm non Quy Nhơn
Sinh viên ngành Quản lý giáo dục thực tập tại Trường thiểu năng Hoa phong Lan - Đà Lạt
Sinh viên ngành Quản lý giáo dục thực tập tại Trường Ischool Quy Nhơn