NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
(MÃ NGÀNH: 7140217)
• Tổ hợp xét tuyển:Văn, Sử, Địa (C00); Văn, Sử, Anh (D14); Văn, Địa, Anh (D15)
Theo âm Hán Việt, sư có nghĩa là thầy, phạm là khuôn thước, mẫu mực. Như vậy, theo cách hiểu giản dị nhất, sư phạm có nghĩa là người thầy mẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Làm việc trong ngành sư phạm là bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội.
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
• Chương trình đào tạo Cử nhân Sư phạm Ngữ văn cung cấp cho người học kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về khoa học Ngữ văn và khoa học giáo dục để có thể giảng dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông (THCS, THPT) và những cơ sở giáo dục tương đương.
• Có năng lực sư phạm tốt để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Ngữ văn ở trường THPT, đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng, hiệu quả và sự đổi mới căn bản toàn diện của sự nghiệp giáo dục.
• Có năng lực chuyên môn và khả năng tự đổi mới, tự bổ túc, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, hoặc học tiếp ở các bậc học cao học, nghiên cứu sinh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
2. ĐIỂM MẠNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
• Trường Đại học Quy Nhơn là một trong những cơ sở đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn có chất lượng của cả nước với hơn 40 năm kinh nghiệm đào tạo giáo viên Ngữ văn có trình độ đại học và sau đại học.
• Chương trình được thiết kế theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT, thường xuyên được cập nhật, bổ túc theo nhu cầu phát triển của ngành và xã hội.
• Luôn tạo được môi trường học tập năng động, lý tưởng và sáng tạo cho người học, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ học tập tốt, hoạt động hiệu quả.
• Được thường xuyên rèn luyện các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp ứng xử và được thường xuyên tham gia trải nghiệm các hoạt động xã hội, nhân văn, góp phần kiến tạo hệ thống kỹ năng sống trong suốt thời gian học.
• Giúp người học hình thành kĩ năng sử dụng kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại trong dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT.
• Giúp người học kiến tạo năng lực sư phạm trong công tác giáo dục học sinh, kĩ năng hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.
• Phát triển khả năng nghiên cứu trong các lĩnh vực: khoa học giáo dục, văn học và ngôn ngữ phục vụ cho công tác dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông cũng như đáp ứng được yêu cầu phát triển và đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của đất nước.
• Khi kết thúc khóa học, người học được thực tập ở các cơ sở giáo dục uy tín.
• Có năng lực tự chủ, biết tự chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn và nghề nghiệp của mình.
• Hơn 40 năm qua, sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn tốt nghiệp tại Trường Đại học Quy Nhơn luôn là những ứng viên được lựa chọn của các cơ sở giáo dục công lập và tư thục trong cả nước.
• Có đủ khả năng để tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên sâu trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ ở các chuyên ngành: Văn học dân gian, Lí luận văn học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận ngôn ngữ, Phương pháp dạy học Ngữ văn, Hán Nôm, v.v… tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
• Thời gian đào tạo 04 năm. Khối lượng kiến thức toàn khóa là 140 tín chỉ (không tính các môn học Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh), bao gồm:
- Khối kiến thức chung: 22 TC (không tính các học phần điều kiện GDTC, GDQP-AN).
- Khối kiến thức chuyên ngành: 72 TC.
- Khối kiến thức đào tạo và rèn luyện năng lực Sư phạm: 37 TC.
- Khóa luận tốt nghiệp, học phần thay thế: 7 TC.
• Nội dung chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học để bảo đảm dạy tốt môn Ngữ văn và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho học sinh ở trường phổ thông; đồng thời trang bị các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm như :kỹ năng quản lý lớp học; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn giáo án điện tử, kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm.
4. CÁC KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CẦN CÓ
- Kỹ năng lập kế hoạch giáo dục cho từng học kỳ và năm học; lập kế hoạch giảng dạytheo định hướngphát triển năng lực cho người học; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá ở THCS, THPT.
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử thích hợp với học sinh, gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp, có quan hệ tốt với gia đình học sinh và cộng đồng, biết vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện xã hội hóa giáo dục.
- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
5. BẰNG CẤP ĐƯỢC NHẬN:
• Bằng Cử nhân Sư phạm Ngữ văn
6. CƠ HỘI VIỆC LÀM
- Giảng dạy Ngữ văn tại các trường THCS, THPT, trung học nghề và các cơ sở giáo dục tương đương.
- Công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến kiến thức Ngữ văn.
7. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC: Các Sở giáo dục đào tạo, các trường THPT ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
* CƠ HỘI VIỆC LÀM, THU NHẬP
- Giảng dạy Ngữ văn tại các trường THCS, THPT, trung học nghề và các cơ sở giáo dục tương đương.
- Công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến kiến thức Ngữ văn. Thu nhập từ 5 triệu – 10 triệu đồng/ tháng tuỳ theo năng lực.
*Tư vấn chi tiết, xin liên hệ:
ThS. Phan Nguyễn Trà Giang
Email: phannguyentragiang@qnu.edu.vn
Điện thoại: 0974435449