Khi xã hội ngày một phát triển, con người phải đối mặt với các hiện tượng tâm lý- xã hội như: xung đột, stress, trầm cảm, tự tử,... thì các nhóm ngành Tâm lý đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, trong đó có ngành Tâm lý học giáo dục. Là sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, bạn có thể trở thành nhà nghiên cứu tâm lý, giáo viên dạy kỹ năng sống, nhà tham vấn tâm lý học đường, chuyên viên tâm lý trong các đoàn thể xã hội có liên quan đến giáo dục...
Chỉ tiêu xét tuyển dự kiến: 30
Phương thức xét tuyển: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT; Xét học bạ; Xét tuyển thẳng
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân Tâm lý học giáo dục có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp, sức khỏe tốt, hiểu và vận dụng tri thức, kỹ năng nghề nghiệp có liên quan trong các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường.
Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ năng lực để làm việc ở trường học, các cơ sở giáo dục hoặc các cơ quan, đoàn thể xã hội có liên quan đến giáo dục trong vai trò chuyên viên tâm lý.
2. ĐIỂM MẠNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình đào tạo xây dựng trên cơ sở khung chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thường xuyên cập nhật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
- Đội ngũ giảng viên có bề dày hơn 40 năm trong việc giảng dạy các học phần Tâm lý học cho sinh viên sư phạm của toàn trường.
- Môi trường học tập năng động, hiện đại, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu học tập của người học.
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình gồm 135 tín chỉ (không kể 3 tín chỉ Giáo dục thể chất và 9 tín chỉ Giáo dục quốc phòng), gồm hai khối: Khối kiến thức giáo dục đại cương và Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ có sự linh hoạt cao thuận lợi cho người học; nhiều học phần có tính cập nhật, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội và các vấn đề tâm lý trong trường học như: Tham vấn tâm lý, Tư vấn cho học sinh gặp khó khăn tâm lý, Giáo dục kỹ năng sống, Tâm lý học chẩn đoán, Tâm bệnh học, Giáo dục hòa nhập, Can thiệp tâm lý cho trẻ mầm non.
4. PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ
- Khả năng nắm bắt tâm lý con người, tổ chức các hoạt động xã hội, tham vấn tâm lý.
- Thái độ đồng cảm, vị tha, độ lượng và tích cực chủ động trong việc rèn luyện phẩm chất nhân cách.
- Kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành nghề nghiệp cơ bản.
- Kỹ năng hoạt động nhóm, truyền thông, tư vấn trong lĩnh vực giáo dục.
5. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục có thể làm việc trong các lĩnh vực, tổ chức:
Tham vấn học đường, làm công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục; Đánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần; Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội…; Tham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài nước; Giảng dạy Tâm lý học, Kỹ năng sống và một số chuyên đề có liên quan tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và trường phổ thông.
6. BẰNG CẤP NHẬN ĐƯỢC
- Bằng cử nhân Tâm lý học giáo dục
7. CƠ HỘI HỌC TIẾP TRÌNH ĐÔ CAO HƠN
- Có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ theo quy định của Bộ GD&ĐT.
8. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
- Các trường Tiểu học, trung học khu vực Miền trung - Tây nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh
- Các bệnh viện trong khu vực Miền trung - Tây nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh.
9. CẢM NHẬN CỦA CỰU SINH VIÊN
- Cựu sinh viên Nguyễn Thị Diệu Anh, Lớp TLHGD K37
- Nơi công tác: Công ty cổ phần đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt
- Email: dieuanh.rongvietedu@gmail.com
- Cựu sinh viên Đặng Thị Hải Triều, Lớp Tâm lý giáo dục K30
- Nơi công tác: Phòng Nội vụ - Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
- Email: haitrieu1703@gmail.com
10.TƯ VẤN CHI TIẾT, LIÊN HỆ:
ThS. Trương Thanh Long
Email: truongthanhlong@qnu.edu.vn
Tel: 0944.157.877
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
Hoạt động thực tế chuyên môn
Hoạt động trải nghiệm