NGÀNH VĂN HỌC (Chuyên ngành Báo chí)
Bạn thực sự muốn trở thành một nhà báo thâm nhập mọi “ngóc ngách” của cuộc sống để tìm hiểu và cung cấp cho bạn đọc những tin bài hấp dẫn, độc đáo. Hay là bạn muốn trở thành phát thành viên, biên tập viên truyền hình, nhà biên kịch điện ảnh, biên tập viên tại các Nhà xuất bản sách... Lựa chọn ngành Văn học (chuyên ngành Báo chí) sẽ giúp bạn biến ước mơ đó thành hiện thực.
Chỉ tiêu xét tuyển dự kiến: 50
Phương thức xét tuyển: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT; Xét học bạ; Xét tuyển thẳng.
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình Cử nhân Văn học hướng đến việc đào tạo những cử nhân Văn học có chuyên môn và kĩ năng chuyên nghiệp trong lĩnh vực văn học ứng dụng và báo chí, truyền thông hiện đại.
2. ĐIỂM MẠNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo ngành Văn học và 18 khóa đã tốt nghiệp và công tác ở các cơ quan báo chí, truyền thông trên khắp mọi miền đất nước, Bộ môn Ngữ văn, khoa KHXH & NV, Trường Đại học Quy Nhơn đã trở thành cơ sở đào tạo đáng tin cậy và có uy tín về lĩnh vực này của cả nước.
- Chương trình được thiết kế hiện đại, thường xuyên cập nhật, phù hợp với điều kiện của người học, góp phần hình thành hệ thống kĩ năng chuyên nghiệp trong lĩnh vực văn học, báo chí và truyền thông.
- Môi trường học tập năng động, hấp dẫn và giàu tính trải nghiệm cho người học, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt cho quá trình học tập, thực hành nghiệp vụ báo chí, truyền thông. Đặc biệt, sinh viên ngành Văn học (chuyên ngành Báo chí) sẽ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ phát triển kĩ năng nghề nghiệp của các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ, Báo Bình Định, Báo Gia Lai, Báo Lao động, Báo Pháp luật và đời sống...
- Chuyên ngành Báo chí được định hướng triển khai trong những học kì đầu tiên của khoá học, sinh viên sẽ được tiếp cận và rèn luyện những kỹ năng và nghiệp vụ thuộc lĩnh vực báo chí hiện đại, truyền thông đa phương tiện.
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình tập trung trang bị những kiến thức cơ bản về văn học ứng dụng và kĩ năng báo chí. Các kiến thức ngành, chuyên ngành, kĩ năng nghiệp vụ bảo đảm và phục vụ tốt cho công tác chuyên môn tại các cơ quan ban ngành đoàn thể.
4. PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ
Sinh viên sau khi tốt nghiệp được trang bị những phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp như:
Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp. Có những kỹ năng cần thiết:
- Kỹ năng viết báo in, báo mạng, phóng sự, kịch bản truyền hình.
- Kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn trong báo chí và hoạt động xã hội.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa, báo chí và truyền thông.
5. VĂN BẰNG ĐƯỢC CẤP: Bằng Cử nhân Văn học
6. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
Tham gia công tác chuyên môn tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan văn hóa, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến kiến thức văn học và báo chí.
Đảm trách vị trí phóng viên, biên tập viên, thư ký tại các toà soạn báo chí, cơ quan truyền hình và trung tâm truyền thông ở trung ương và địa phương.
Tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá, văn học Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
7. CƠ HỘI HỌC TIẾP TRÌNH ĐỘ CAO HƠN
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đủ điều kiện tham gia học tập ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngànhVăn học, Ngôn ngữ học, Báo chí - Truyền thông, Văn hoá, Du lịch và Việt Nam học.
8. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ, Báo Lao động, Báo Pháp luật và đời sống, Báo Bình Định, Báo Gia Lai... các cơ quan văn hoá, báo chí, truyền thông của các địa phương trên địa bàn Nam Trung bộ và Tây nguyên.
9. CẢM NHẬN CỦA CỰU SINH VIÊN
10. TƯ VẤN TUYỂN SINH