
.jpg)
1. Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo Cử nhân Kinh tế có kiến thức rộng về kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, kinh doanh, kế hoạch và đầu tư; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, quản lý phát triển
2. Điểm mạnh chương trình:
- Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng, chú trọng kỹ năng thực hành, cập nhật thay đổi về chính sách kinh tế, chính trị - xã hội của Chính phủ và tương thích với nhiều chương trình của các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
3. Nội dung chương trình:
- Khối lượng kiến thức toàn khóa là 135 tín chỉ: Khối kiến thức chung: 22 tín chỉ; Khối kiến thức chuyên ngành: 106 tín chỉ, bao gồm các học phần cơ sở của khối ngành là 14 tín chỉ (như: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô,...), các học phần chuyên ngành chung là 58 tín chỉ (như: Kinh tế đầu tư, Kinh tế và Chính sách phát triển vùng,...) và các học phần chuyên sâu của chuyên ngành là 29 tín chỉ (như: Quản lý dự án đầu tư, Kinh tế phát triển,...); Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế: 7 tín chỉ.
- Khi tốt nghiệp, người học tích lũy được các kỹ năng: Có kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống và giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế hoạch và đầu tư phát triển ở góc độ vĩ mô và vi mô. Có tầm nhìn chiến lược trong hoạch định chính sách và quản lý hoạt động đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đồng thời, có khả năng soạn thảo và trình bày các văn bản kinh tế, văn bản hành chính; có kỹ năng tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin, hệ thống các văn bản pháp quy phục vụ cho chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng linh hoạt thích ứng trong các hoàn cảnh mới, làm việc có kế hoạch, suy nghĩ và làm việc độc lập sáng tạo; luôn tập trung cho kết quả công việc; có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: kỹ năng tổ chức phối hợp với các thành viên trong nhóm, kỹ năng lắng nghe, thu nhận, phản biện và bảo vệ quan điểm. Ngoài ra, người học còn có kỹ năng tin học văn phòng và sử dụng được phần mềm liên quan đến dự án, phân tích kinh tế và có khả năng nghiên cứu để sử dụng các phần mềm quản lý khác.
4. Phẩm chất và kỹ năng cần có:
- Tự tin, chủ động, sáng tạo; Say mê công việc, có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật cao trong lĩnh vực công tác; Tôn trọng pháp luật, lối sống tích cực và tinh thần hướng về cộng đồng; Có khả năng tự cập nhật kiến thức thực tế, biết thích nghi với môi trường làm việc.
5. Cơ hội việc làm:
- Các Bộ, ngành Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố, phòng Kế hoạch - Tài chính của các quận, huyện; UBND cấp huyện, xã; các doanh nghiệp;
- Các tổng công ty, công ty, ngân hàng, các cơ quan tư vấn dịch vụ đầu tư và các định chế phi ngân hàng hoặc các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp,…
6. Bằng cấp nhận được:
- Cử nhân Kinh tế, các chuyên ngành: Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Quản lý kinh tế, Thống kê kinh tế - xã hội.
7. Cơ hội học tiếp trình độ cao hơn:
- Cử nhân chuyên ngành Kinh tế có khả năng học tiếp Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước về các lĩnh vực về kinh tế như: chính sách công, quản lý công, cũng như học tiếp các chứng chỉ nghề nghiệp như: thẩm định giá, chấm thầu,…
8. Cảm nhận của cựu sinh viên:

9. Đối tác chiến lược: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Bình Định, các Sở, Ngành các tỉnh, thành phố, huyện, xã, các tập đoàn kinh tế, các ngân hàng, các tổ chức tài chính, bảo hiểm và các doanh nghiệp trên cả nước.
