

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Văn học cung cấp cho người học kiến thức cơ bản trên các lĩnh vực triết học, chính trị, lịch sử, văn hóa... và kiến thức mang tính hệ thống, sâu rộng về ngôn ngữ và văn học. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Văn học, người học có năng lực chuyên môn và kĩ năng tự đổi mới, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, hoặc học tiếp ở các bậc cao học, nghiên cứu sinh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Nắm vững những khái niệm và những tri thức cơ bản về kiến thức Ngữ văn trong chương trình đào tạo chuyên ngành.
- Sử dụng được công nghệ thông tin trong nghiên cứu chuyên ngành
2. ĐIỂM MẠNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Gần 20 năm kinh nghiệm đào tạo cử nhân Văn học, 15 khóa đã tốt nghiệp, khoa Ngữ văn Trường Đại học Quy Nhơn là một trong những cơ sở đào tạo có uy tín về lĩnh vực này của cả nước.
- Chương trình được thiết kế theo khung chuẩn của Bộ GD&ĐT, thường xuyên cập nhật, bổ túc góp phần hình thành hệ thống kĩ năng công việc phù hợp và hiệu quả.
- Môi trường học tập năng động, hấp dẫn và giàu tính trải nghiệm cho người học, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt cho quá trình học tập, nghiên cứu.
- Được thường xuyên rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tổ chức, giải quyết các vấn đề khoa học liên quan đến lĩnh vực Ngữ văn.
- Đặc biệt, 02 chuyên ngành sâu được phân tách ở năm thứ 3 sẽ định hướng cho người học đi sâu vào những kỹ năng cụ thể về nghiên cứu Ngữ văn hoặc đáp ứng được những công việc hành chính, báo chí, quản lý xã hội...
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
- Thời gian đào tạo 04 năm. Khối lượng kiến thức toàn khóa là 135 tín chỉ (không tính các môn học Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh), bao gồm:
- Khối kiến thức chung: 22 TC (không tính các học phần điều kiện GDTC, GDQP-AN).
- Khối kiến thức chuyên ngành: 86 TC.
- Khối kiến thức đào tạo chuyên ngành hẹp (1. Nghiên cứu phê bình văn học - nghệ thuật; 2. Ngôn ngữ - báo chí - văn phòng): 20 TC/ chuyên ngành
- Khóa luận tốt nghiệp, học phần thay thế: 7 TC.
Nội dung chương trình trang bị kiến thức cơ bản về Văn học, Ngôn ngữ, Lý luận văn học, Hán Nôm. Các kiến thức chuyên môn, bảo đảm cho công tác nghiên cứu và làm việc tại các cơ quan ban ngành đoàn thể. Trang bị các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm như
- Kỹ năng nghiên cứu văn học, ngôn ngữ.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trong công việc chuyên môn.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội.
4. BẰNG CẤP ĐƯỢC NHẬN
5. CƠ HỘI VIỆC LÀM
5.1 Người làm báo
- Hãy thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống để “săn tin”. Một cảnh ngộ khó khăn cần được xã hội giúp đỡ, một gương mặt học sinh nghèo đỗ thủ khoa cần vinh danh, một hành động đánh đập trẻ em tàn nhẫn cần lên án… Tất cả đều có thể là những câu chuyện để bạn đưa lên mặt báo.
- Hiện nay, nhiều cựu sinh viên Tổng hợp Văn của trường đang công tác ở hầu hết các cơ quan báo chí trên toàn quốc.
5.2 Biên kịch điện ảnh – truyền hình
- Xây dựng kịch bản cho phim điện ảnh, phim truyền hình (cốt truyện, các nhân vật, phân tập, phân đoạn…)
5.3 Biên tập viên tại các nhà xuất bản
- Chỉnh sửa bản thảo các cuốn sách, tìm kiếm ý tưởng xây dựng các đầu sách phục vụ đời sống.
5.4 Các cơ hội việc làm khác:
- Nếu bạn có thành tích học tập tốt hoặc xuất sắc, nếu bạn say mê nghiên cứu và mong muốn được chia sẻ hiểu biết của mình với nhiều người hơn, bạn hãy lựa chọn nghề làm giảng viên tại các trường Đại học.
- Bạn có thể làm nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu Văn học, Viện nghiên cứu Văn hóa…
- Học thêm một chứng chỉ sư phạm, bạn hoàn toàn có cơ hội trở thành giáo viên tại các trường Cao đẳng, Trung cấp, THPT trên toàn quốc, đặc biệt các trường học tại địa phương.
- Cán bộ tại các cơ quan văn hóa thông tin cấp thành phố, tỉnh, huyện: Sở Văn hóa, Phòng Văn hóa…
- Cán bộ hoạt động phong trào: Trung ương Đoàn thanh niên, Trung ương Hội sinh viên, các Tỉnh đoàn địa phương, Ủy ban nhân dân các thành phố…
