Tổ hợp xét tuyển: A00: Toán – Lý – Hóa, A01: Toán – Lý – Anh, A02: Toán – Vật lí – Sinh, D07: Toán – Hóa học – Anh
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là sự kết hợp giữa ba lĩnh vực điều khiển, tự động hoá và ứng dụng công nghệ thông tin. Từ đó, ngành cho phép con người được thay thế bằng các hoạt động của máy móc, robot; sự tương tác giữa con người và máy móc hoặc giữa máy móc với nhau. Ngành học cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về điều khiển và tự động hoá cơ bản, các hệ thống điều khiển điện tử thông minh, các hệ thống tự động hiện đại trong công nghiệp; cùng với sự hỗ trợ của công nghệ 4.0 những ý tưởng sáng tạo của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất cả các lĩnh vực sẽ được trở thành hiện thực. Chương trình có tính ứng dụng cao, đặc biệt sinh viên được tiếp cận với trang thiết bị thí nghiệm nhiều và hiện đại, được hỗ trợ bởi các cơ sở thực tập và trong nhà trường.
1. Mục tiêu đào tạo
• Cung cấp các kiến thức về các kỹ thuật điều khiển tự động từ cơ bản đến nâng cao, từ tuyến tính, phi tuyến đến các điều khiển mờ, nơ ron với mục tiêu đạt được sự điều khiển tối ưu, ổn định và thông minh cho hệ thống. Cung cấp các kỹ năng thiết kế, lắp đặt, bảo trì sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động, các thiết bị cảm biến chuyên dụng để tự động hóa các hoạt động sản xuất cũng như đời sống. Cung cấp kỹ năng lập trình cho các thiết bị điều khiển trong công nghiệp như các bộ vi điều khiển, PLC, các thiết bị cảm biến và thu thập dữ liệu…Đáp ứng việc thiết kế các thiết bị điều khiển thông minh ngày nay.
• Cung cấp các kiến thức cần thiết để sinh viên có thể phân tích, thiết kế các hệ thống điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất, giám sát quá trình sản xuất trong nhà máy, hệ thống, điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA), các chuẩn truyền thông trong công nghiệp như MODBUS, PROFIBUS, CAN bus… Đáp ứng việc vận hành tự động hoá các nhà máy xí nghiệp công nghiệp.
• Cung cấp các kiến thức cần thiết giúp sinh viên có khả năng thiết kế chế tạo phần cơ khí – điện tử cũng như, thiết kế giải thuật lập trình phần mềm cho các robot ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Lĩnh vực chế tạo robot hiện nay là một trong những ngành công nghệ mũi nhọn thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học, trong đó vấn đề lập trình trí tuệ nhân tạo cho các robot là vấn đề được quan tâm nhất. Đáp ứng việc chế tạo các robot phục vụ đời sống.
• Cung cấp kiến thức về lập trình nhúng, IoT, thiết kế các phần mềm điều khiển thông minh, chia sẻ tài nguyên dữ liệu thu thập được, cũng như vận hành các hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu từ xa thông qua mạng internet... Đáp ứng thời đại công nghệ 4.0.
2. Điểm mạnh chương trình
Chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, khối lượng thực hành thực tập nhiều;
Thị trường lao động cho lĩnh vực Điều khiển và Tự động hoá là rất lớn;
Môi trường học tập năng động, cơ sở vật chất hiện đại, phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên;
Sinh viên được học tại các cơ sở thực tập, thực tế, tham gia nhiều câu lạc bộ thực tiễn.
3. Nội dung chương trình
Thời gian đào tạo 4,5 năm, bao gồm 150 tín chỉ, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 tín chỉ) và Giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ), trong đó:
- Khối kiến thức giáo dục đại cương:
Khối kiến thức chung giúp người học có kiến thức vững chắc về triết học, kinh tế chính trị Mác -Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh, ngoại ngữ để người học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức kỷ luật và tác phong tốt.
- Khối kiến thức khoa học cơ bản:
Khối kiến thức khoa học cơ bản giúp người học có kiến thức vững chắc về toán, vật lý để có khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng những kiến thức đó để tiếp thu, nắm vững những kiến thức và kỹ năng cơ sở ngành, chuyên sâu về ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
- Khối kiến thức cơ sở ngành:
Khối kiến thức ngành giúp người học có kiến thức cơ sở toàn diện để phục vụ cho khối kiến thức chuyên ngành. Đồng thời, trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản chuyên môn, thực hiện hệ thống điều khiển và tự động hóa cũng như các hoạt động khác liên quan đến chuyên môn.
- Khối kiến thức chuyên ngành:
Khối kiến thức ngành giúp người học có kiến thức chuyên môn toàn diện để giải thích, tính toán, ứng dụng vào việc thiết kế, vận hành và so sánh các giải pháp thực hiện hệ thống điều khiển và tự động hóa cũng như các hoạt động khác liên quan đến chuyên môn; rèn luyện các kỹ năng chung và kỹ năng chuyên môn; đồng thời giúp người học nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp và cộng đồng.
- Khối kiến thức bổ trợ:
Khối kiến thức bổ trợ giúp người học có kiến thức về kỹ năng mềm, giao tiếp linh hoạt trong cuộc sống, thích ứng với xã hội năng động. Định hướng nghề nghiệp, xây dựng kỹ năng nghề nghiệp và định hướng tương lai cho kỹ sư sau tốt nghiệp.
4. Phẩm chất và kỹ năng cần có
Phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe và lối sống lành mạnh;
Tinh thần ham học hỏi, thái độ học tập nghiêm túc, có tính kiên trì, nhẫn nại, có trách nhiệm;
Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả.
5. Cơ hội việc làm
Làm việc trong các lĩnh vực vận hành lưới điện thông minh, SCADA, thiết bị đo lường, kiểm định và một số công việc khác ở các Công ty điện lực tại các tỉnh.
Làm việc trong các lĩnh vực vận hành hệ thống điều khiển, cải tiến sửa chữa một số hỏng hóc, đề xuất một số giải pháp thay thế thiết bị ở các nhà máy phát điện.
Thiết kế kỹ thuật, vận hành, giám sát, sửa chữa các dây chuyền sản xuất tại các công ty, nhà máy sản xuất chế tạo trong công nghiệp.
Thiết kế, lắp ráp máy cho các công ty sản xuất, lắp đặt máy trong các lĩnh vực điều khiển, tự động hoá, xưởng sản xuất, công nghệ sản xuất tự động, thông minh.
Vận hành hệ thống điều khiển, giám sát tại các trung tâm thương mại, khách sạn, toà nhà và các hệ thống điều khiển, giám sát thông minh Smart Home, Smart City.
Tự mở doanh nghiệp kinh doanh như công ty tư vấn thiết kế điện thông minh, công ty năng lượng mặt trời, công ty lắp đặt vận hành các hệ thống tự động công nghiệp, công ty kinh doanh các linh kiện, mua bán sửa chữa thiết bị thông minh, phần mềm...
Giảng dạy và làm nghiên cứu ở các viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp về lĩnh vực Điện công nghiệp, điều khiển và tự động hóa.
6. Bằng cấp nhận được
Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).
7. Cơ hội học tiếp trình độ cao hơn
Sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp tục học sau đại học tại Trường ĐH Quy Nhơn, các trường và học viện trong nước và trên thế giới.
8. Cảm nhận cựu sinh viên
9. Đối tác chiến lược
Các đơn vị hợp tác đào tạo: ĐH Bách khoa Hà nội; ĐH Bách khoa Đà nẵng; ĐH công nghệ Sydney.
Các doanh nghiệp: công ty Điện lực Bình Định, Truyền tải điện Bình Định, công ty cổ phần An Khê – Kanat, công ty TNHH Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn, Công ty Tự động, Công Ty cổ phần Sữa Việt Nam - Chi nhánh Bình Định, Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Phú Tài, Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định…
10. Người phụ trách tư vấn tuyển sinh
Họ tên: TS. Đỗ Văn Cần
Email: dvcan@ftt.edu.vn
Điện thoại: 0935.253.630
11. Sản phẩm nghiên cứu của dự kiến sinh viên