

1. Mục tiêu đào tạo:
• Đào tạo cử nhân Quản lý nhà nước cơ bản đạt chuẩn nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.
2. Điểm mạnh chương trình:
• Trang bị cho người học kiến thức cơ bản, tổng hợp, hiện đại về nền hành chính nhà nước, nội dung và cách thức, phương pháp quản lý nhà nước; nội dung quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; những vấn đề cơ bản về thực tiễn kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; xây dựng, cải cách nền hành chính trong sạch, minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý … trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
3. Nội dung chương trình: tổng khối lượng chương trình 135 TC, bao gồm:
+ 22 TC thuộc khối kiến thức chung (ngoại ngữ, lý luận chính trị, pháp luật…);
+ 38 TC thuộc khối kiến thức cơ sở ngành (Nhà nước và Pháp luật, Khoa học quản lý, Lý luận hành chính, Kinh tế học; Chính trị học…);
+ 66 TC thuộc khối kiến thức chuyên ngành (Chính sách công; QLNN về kinh tế; QLNN về đất đai, tài nguyên, môi trường; QLNN về văn hóa-xã hội; QLNN về quốc phòng-an ninh; Quản lý nguồn nhân lực xã hội; Nghiệp vụ văn phòng; Văn hóa giao tiếp hành chính…)
+ 9 TC thuộc khối kiến thức rèn luyện nghiệp vụ và thực tập nghề.
Xem chi tiết chương trình đào tạo tại đây
- Kỹ năng tích lũy: người học có kỹ năng vận dụng tốt những kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong tổ chức và vận hành của nền hành chính, công vụ các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương.
4. Phẩm chất và kỹ năng cần có của người học:
• Trách nhiệm, trung thực, tự học, sáng tạo, hợp tác, nhân văn.
5. Cơ hội việc làm:
+ Công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở;
+ Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước (ban, ngành, sở, phòng, trung tâm..), cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp các cấp;
+ Công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang;
+ Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành Quản lý nhà nước ở các trường cao đẳng, đại học, các trường chính trị các tỉnh, thành phố, các trung tâm và viện nghiên cứu;
+ Quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực tư
6. Bằng cấp nhận được:
• Cử nhân Quản lý nhà nước
7. Cơ hội học tiếp trình độ cao hơn:
• Người học ngay sau khi tốt nghiệp có khả năng và trình độ để tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn theo các chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Quản lý giáo dục, Chính trị học....để nhận học vị thạc sĩ.
8. Đối tác chiến lược:
+ Hợp tác đào tạo: Học viện Hành chính Quốc gia; Trường ĐH Nội vụ Hà Nội; Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh…
+ Thực tập, tuyển dụng: các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập (giáo dục, y tế, văn hóa…); các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang…từ trung ương đến cơ sở trên địa bàn miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
CHI TIẾT TƯ VẤN LIÊN HỆ
TS. Nguyễn Thị Ngân Loan
Trưởng Bộ môn Quản lý nhà nước-KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐIỆN THOẠI: 0915.367.515
Email: nguyenthinganloan@qnu.edu.vn
Hoặc liên hệ: PGS.TS.Đoàn Thế Hùng
Trưởng Khoa - KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điện thoại : 0839.27.69.69
Email: doanthehung@qnu.edu.vn